Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
544987

Công bố khoa học từ Việt Nam sẽ không phải trả tiền

Ngày 19/02/2013 11:34:47

Với chính sách hỗ trợ của một nhà xuất bản nổi tiếng Đức, tác giả Việt Nam sẽ không phải trả tiền khi công bố công trình của mình.

Tiến sĩ Lê Văn Út, làm việc tại Phần Lan trong diễn đàn "Vì sao khoa học làm việc trong nước ít công bố quốc tế" đưa ra gợi ý về việc nhà xuất bản Springer ở Đức đang triển khai thêm hình thức xuất bản truy cập miễn phí. Đây là điều kiện thuận lợi cho giới khoa học Việt Nam trong việc công bố quốc tế.

"Đó là chính sách hỗ trợ các nước đang phát triển của Springer, một nhà xuất bản nổi tiếng của Đức. Thật vậy, trong thời gian gần đây, Springer triển khai thêm hình thức xuất bản mới là Open Access (truy cập miễn phí), bên cạnh hình thức truyền thống Subscription (phải trả phí khi truy cập).

Như chúng ta biết, các tạp chí dạng subscription thì tác giả không phải trả bất kỳ chi phí nào cho việc xuất bản, nếu có thì chỉ có thể là đối với các ảnh màu trong các công trình nghiên cứu. Các bài báo đều được thẩm định kín (peer-reviewed) trước khi xuất bản. Những ai muốn đọc các tạp chí này thì phải trả tiền. Ví dụ, để có thể sử dụng (get access) công trình sau:

Ảnh chụp từ Springer ngày 30/1/2013.

Độc giả phải trả cho Springer số tiền là:

Ảnh chụp từ Springer ngày 30/01/2013.

Như vậy, phí để mua công trình trên là khoản 40 USD, gần 840.000 đồng và chưa bao gồm VAT. Khi viết một bài báo khoa học, đôi khi cần có hàng chục tài liệu tham khảo mà chủ yếu là các công trình công bố trước đó, và việc phải tốn vài trăm USD cho việc truy cập vào tạp chí là điều gần như không thể, nhất là đối với những người làm nghiên cứu ở các nước đang phát triển.

Trong thực tế, thư viện các đại học lớn trên thế giới đều mua bản quyền truy cập Springer nên độc giả ở những nơi này không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào khi truy cập Springer.

Theo tiến sĩ R.N.P., hiện là biên tập viên về khoa học ứng dụng của Springer (chuyên thẩm định các đề án thành lập tạp chí mới), các tạp chí dạng subscription có một số yếu điểm nhất định. Thứ nhất là hầu hết các thư viện trên thế giới đang gặp khó khăn về tài chính nên việc thuyết phục họ trả thêm tiền cho các tạp chí mới là điều hết sức khó khăn. Ngoài ra, phí truy cập đã giới hạn lượng độc giả từ các nước đang phát triển vì các thư viện ở các nước này thường không đủ kinh phí.

Đối với các tạp chí mở (open access journals), tiến sĩ R.N.P. cho biết đây là mô hình được ưu chuộng đối với các tạp chí mới tại Springer. Khi công bố công trình trên các tạp chí mở của Springer, tác giả phải trả phí xuất bản. Tuy nhiên việc chi trả này chỉ được thực hiện sau khi công trình của tác giả vượt qua giai đoạn phản biện và được ban biên tập tạp chí chấp nhận cho công bố. Như vậy việc hiểu nhầm "trả tiền để đăng bài" (nếu có) là không đúng đối với các tạp chí mở của Springer.

Việc xuất bản mở cho phép độc giả sử dụng, phân phát các công trình đã công bố một cách thoải mái. Việc tái bản cũng được phép. Vì thế việc không thu phí truy cập làm cho các tạp chí mở đến với độc giả một cách dễ dàng. Các tạp chí mới được xuất bản dưới dạng mở thì có rất nhiều thuận lợi như lượng độc giả rộng lớn, sớm được các cơ sở dữ liệu uy tín liệt kê.

Điều quan trọng nhất, theo tiến sĩ R.N.P., là các tạp chí mở của Springer (hay SpringerOpen) hoàn toàn miễn phí đăng bài đối với các nước đang phát triển (theo chuẩn của Ngân Hàng Thế Giới), trong đó có Việt Nam; cụ thể là các nước sau:

Ảnh chụp từ SpringerOpen ngày 30/01/2013.

Thật "đáng buồn" cho Thailand và Malaysia (những láng giềng mà Việt Nam có thể cạnh tranh) vì họ không thuộc bảng trên, nghĩa là tác giả những nước này phải trả tiền khi công bố công trình nghiên cứu trên SpringerOpen. Tuy nhiên, có thể đối với họ thì đó là điều "đáng vui".

Khi hỏi liệu việc xác định tác giả từ các nước đang phát triển có dễ dàng hay trong trường hợp nhóm đồng tác giả gồm cả những người các nước phát triển và đang phát triển thì phải làm sao, tiến sĩ R.N.P. cho biết, việc xác định tác giả từ các nước đang phát triển là dựa vào địa chỉ IP (Internet Protocol) của người gửi bài. Trong trường hợp, công trình có nhiều đồng tác giả, nhưng nếu người gửi công trình đó (corresponding author) đến SpringerOpen là người đang làm việc ở các nước đang phát triển thì công trình đó, nếu được nhận công bố, cũng được miễn phí đăng bài.

Như vậy, các tác giả ở Việt Nam không phải trả tiền khi công bố công trình của mình trên SpringerOpen. Hy vọng điều này sẽ làm cho việc công bố khoa học của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam được thuận lợi hơn, và Việt Nam sẽ có thêm nhiều công bố khoa học quốc tế hơn.

Cũng cần nhấn mạnh rằng nhiều tạp chí mở của Springer không thu bất kỳ khoản phí đăng bài nào (hoặc thu rất ít) đối với tác giả, dù họ đến từ các nước phát triển. Lý do là các tạp chí này được các tổ chức khoa học, các hội nghề nghiệp,… tài trợ bằng hình thức đóng góp cho Springer các khoản tiền nhất định hằng năm. Có thể kể một số tạp chí dạng này trên SpringerOpen như: International Journal of Advanced Structural Engineering, International Journal of Energy and Environmental Engineering, International Journal of Industrial Chemistry, …

Do các tạp chí mở của Springer chủ yếu là các tạp chí mới được thành lập gần đây nên chắc hẳn chúng chưa thể có uy tín cao như các tạp chí truyền thống với lịch sử hàng chục năm hay lâu hơn. Nhưng rõ ràng đây là một xu hướng "mới" với nhiều lợi ích và hứa hẹn như đã đề cập ở trên. Một giáo sư thuộc nhóm top trên thế giới về y học cũng khẳng định như thế với người viết.

Công bố khoa học từ Việt Nam sẽ không phải trả tiền

Đăng lúc: 19/02/2013 11:34:47 (GMT+7)

Với chính sách hỗ trợ của một nhà xuất bản nổi tiếng Đức, tác giả Việt Nam sẽ không phải trả tiền khi công bố công trình của mình.

Tiến sĩ Lê Văn Út, làm việc tại Phần Lan trong diễn đàn "Vì sao khoa học làm việc trong nước ít công bố quốc tế" đưa ra gợi ý về việc nhà xuất bản Springer ở Đức đang triển khai thêm hình thức xuất bản truy cập miễn phí. Đây là điều kiện thuận lợi cho giới khoa học Việt Nam trong việc công bố quốc tế.

"Đó là chính sách hỗ trợ các nước đang phát triển của Springer, một nhà xuất bản nổi tiếng của Đức. Thật vậy, trong thời gian gần đây, Springer triển khai thêm hình thức xuất bản mới là Open Access (truy cập miễn phí), bên cạnh hình thức truyền thống Subscription (phải trả phí khi truy cập).

Như chúng ta biết, các tạp chí dạng subscription thì tác giả không phải trả bất kỳ chi phí nào cho việc xuất bản, nếu có thì chỉ có thể là đối với các ảnh màu trong các công trình nghiên cứu. Các bài báo đều được thẩm định kín (peer-reviewed) trước khi xuất bản. Những ai muốn đọc các tạp chí này thì phải trả tiền. Ví dụ, để có thể sử dụng (get access) công trình sau:

Ảnh chụp từ Springer ngày 30/1/2013.

Độc giả phải trả cho Springer số tiền là:

Ảnh chụp từ Springer ngày 30/01/2013.

Như vậy, phí để mua công trình trên là khoản 40 USD, gần 840.000 đồng và chưa bao gồm VAT. Khi viết một bài báo khoa học, đôi khi cần có hàng chục tài liệu tham khảo mà chủ yếu là các công trình công bố trước đó, và việc phải tốn vài trăm USD cho việc truy cập vào tạp chí là điều gần như không thể, nhất là đối với những người làm nghiên cứu ở các nước đang phát triển.

Trong thực tế, thư viện các đại học lớn trên thế giới đều mua bản quyền truy cập Springer nên độc giả ở những nơi này không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào khi truy cập Springer.

Theo tiến sĩ R.N.P., hiện là biên tập viên về khoa học ứng dụng của Springer (chuyên thẩm định các đề án thành lập tạp chí mới), các tạp chí dạng subscription có một số yếu điểm nhất định. Thứ nhất là hầu hết các thư viện trên thế giới đang gặp khó khăn về tài chính nên việc thuyết phục họ trả thêm tiền cho các tạp chí mới là điều hết sức khó khăn. Ngoài ra, phí truy cập đã giới hạn lượng độc giả từ các nước đang phát triển vì các thư viện ở các nước này thường không đủ kinh phí.

Đối với các tạp chí mở (open access journals), tiến sĩ R.N.P. cho biết đây là mô hình được ưu chuộng đối với các tạp chí mới tại Springer. Khi công bố công trình trên các tạp chí mở của Springer, tác giả phải trả phí xuất bản. Tuy nhiên việc chi trả này chỉ được thực hiện sau khi công trình của tác giả vượt qua giai đoạn phản biện và được ban biên tập tạp chí chấp nhận cho công bố. Như vậy việc hiểu nhầm "trả tiền để đăng bài" (nếu có) là không đúng đối với các tạp chí mở của Springer.

Việc xuất bản mở cho phép độc giả sử dụng, phân phát các công trình đã công bố một cách thoải mái. Việc tái bản cũng được phép. Vì thế việc không thu phí truy cập làm cho các tạp chí mở đến với độc giả một cách dễ dàng. Các tạp chí mới được xuất bản dưới dạng mở thì có rất nhiều thuận lợi như lượng độc giả rộng lớn, sớm được các cơ sở dữ liệu uy tín liệt kê.

Điều quan trọng nhất, theo tiến sĩ R.N.P., là các tạp chí mở của Springer (hay SpringerOpen) hoàn toàn miễn phí đăng bài đối với các nước đang phát triển (theo chuẩn của Ngân Hàng Thế Giới), trong đó có Việt Nam; cụ thể là các nước sau:

Ảnh chụp từ SpringerOpen ngày 30/01/2013.

Thật "đáng buồn" cho Thailand và Malaysia (những láng giềng mà Việt Nam có thể cạnh tranh) vì họ không thuộc bảng trên, nghĩa là tác giả những nước này phải trả tiền khi công bố công trình nghiên cứu trên SpringerOpen. Tuy nhiên, có thể đối với họ thì đó là điều "đáng vui".

Khi hỏi liệu việc xác định tác giả từ các nước đang phát triển có dễ dàng hay trong trường hợp nhóm đồng tác giả gồm cả những người các nước phát triển và đang phát triển thì phải làm sao, tiến sĩ R.N.P. cho biết, việc xác định tác giả từ các nước đang phát triển là dựa vào địa chỉ IP (Internet Protocol) của người gửi bài. Trong trường hợp, công trình có nhiều đồng tác giả, nhưng nếu người gửi công trình đó (corresponding author) đến SpringerOpen là người đang làm việc ở các nước đang phát triển thì công trình đó, nếu được nhận công bố, cũng được miễn phí đăng bài.

Như vậy, các tác giả ở Việt Nam không phải trả tiền khi công bố công trình của mình trên SpringerOpen. Hy vọng điều này sẽ làm cho việc công bố khoa học của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam được thuận lợi hơn, và Việt Nam sẽ có thêm nhiều công bố khoa học quốc tế hơn.

Cũng cần nhấn mạnh rằng nhiều tạp chí mở của Springer không thu bất kỳ khoản phí đăng bài nào (hoặc thu rất ít) đối với tác giả, dù họ đến từ các nước phát triển. Lý do là các tạp chí này được các tổ chức khoa học, các hội nghề nghiệp,… tài trợ bằng hình thức đóng góp cho Springer các khoản tiền nhất định hằng năm. Có thể kể một số tạp chí dạng này trên SpringerOpen như: International Journal of Advanced Structural Engineering, International Journal of Energy and Environmental Engineering, International Journal of Industrial Chemistry, …

Do các tạp chí mở của Springer chủ yếu là các tạp chí mới được thành lập gần đây nên chắc hẳn chúng chưa thể có uy tín cao như các tạp chí truyền thống với lịch sử hàng chục năm hay lâu hơn. Nhưng rõ ràng đây là một xu hướng "mới" với nhiều lợi ích và hứa hẹn như đã đề cập ở trên. Một giáo sư thuộc nhóm top trên thế giới về y học cũng khẳng định như thế với người viết.