Kế hoạch chuyển đổi số năm 2022, nhiệm vụ giải pháp đến năm 2025 trên địa bàn thị trấn Thường Xuân

Ngày 18/04/2022 10:42:53

Ngày 15 tháng 4 năm 2022 UBND thị trấn Thường Xuân ban hành Kế hoạch số 48/KH-UBND về thực hiện chuyển đổi số năm 2022, mục tiêu nhiệm vụ năm 2025 trên địa bàn thị trấn Thường Xuân như sau:

Thực hiện Kế Hoạch Hành Động số 107-KH/HU ngày 17/3/2022 của Huyện ủy Thường Xuân về việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Căn cứ công văn số 707/UBND-VHTT ngày 24/3/2022 của UBND huyện Thường Xuân về việc xây dựng chi tiết kế hoạch nhiệm vụ, giải phápphù hợp điều kiện, tình hình địa phương đáp ứng khả thi thực hiện định hướng, lộ trình,mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện chuyển đổi số.

Ủy ban nhân dân Thị trấn Thường Xuân xây dựng Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số năm 2022,nhiệm vụ giải pháp đến năm 2025 như sau.

I.MỤC TIÊU, MỤC ĐÍCH.

- Cụ thể hóa các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch số 107-KH/HU ngày 17/03/2022 của BTV huyện ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của BTV Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu, làđiều kiệntiên quyết để thực hiện chuyển đổi số.

-Phổ cập kỹ năng sốgiúpngười dân được tiếp cận kiến thức, kỹ năng số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng, nhằm thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn và thành thị, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số trong chính xã để phục vụ và tương tác với người dân tốt hơn, nâng cao kỹ năng số cho người dân, mở rộng cơ hội tiếp cận với công nghệ số, giúp người dân dễ dàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm và các nét văn hóa đặc trưng của địa phương trên môitrườngsố.

- Thay đổi nhận thức của cộng đồng, tư duy và ý chí quyết tâm của hệ thống chính trị trong tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định trong chuyển đổi số tại địa phương, sử dụng nền tảng số sẵn có của các doanh nghiệp công nghệ số nhằm thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả.

- Triển khai thực hiện, xác định chỉ tiêu, lộ trình, hiệu quả và kết quả đạt được trên cả 03 trụ cột xác định trong chuyển đổi số (1. Chính quyền số; 2. Kinh tế số; 3. Xã hội số).

- Có sự tham gia tích cực, toàn diện củacảhệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân tại địa phương, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thúc đẩyNâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số.

- Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại; bảo đảm chất lượng, hiệu lực, hiệu quả và tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát.

Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy đảng; Chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, năng xuất lao động, sức cạnh tranh của các ngành,các doanh nghiệp và nền kinh tế của địa phương.

100% người dân trên địa bàn thị trấn được tuyên truyền về các chủ trương chính sách về chuyn đi số.

2. Mục tiêu cụ thể.

2.1. Mục tiêu năm 2022

a. Về trụ cột Chính quyền số:

- Cơ quan chính quyền UBND thị trấn tiếp tục duy trì,cải thiện,nâng cao hiệu quả tiếp cận, khai thác Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành thuộc nền tảng số do Bộ,ngành TW triển khai hoặc nền tảng số khác do tỉnh huyện triển khai được kết nối,liên thông chỉa sẻ thông tin dữ liệu điện tử với nhau.

60% số lượng hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã đủ điều kiện quy trình hóa điện tử trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, tiếp nhận giải quyết trực tuyến phù hợp trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp xã, thị trấn thông qua Cổng dịch vụ công của tỉnh, địa chỉ: http://dichvucong.thanhhoa.gov.vn hoặc cổng dịch vụ công quốc gia,địa chỉ: http://dichvucong.gov.vn

100% Kết quả giải quyết hồ sơ mức độ 3,4 được số hóa vào Kho dữ liệu kết quả hồ sơ TTHC mức độ 3, 4 phục vụ tra cứu,truy suất trả kết quả bổ sung theo yêu cầu của tổ chức, công dân khi cần đối soát, tối giản hóa từ phía cơ quan tiếp nhận,giải quyết hồ sơ TTHC về các giấy tờ và thành phần cấu thành hồ sơ TTHC.

100% cán bộ, công chức cơ quan chính quyền có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân đáp ứng Nghị định 45/2020/NĐ-Cp ngày 08/4/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

UBND Thị trấn đáp ứng một phần của bộ tiêu chi chuyển đổi số cấp xã, thị trấn theo quy định của UBND tỉnh.

b. Trụ cột kinh tế số

Tỉ lệ 5% doanh nghiệp phân theo loại hình, nhóm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp( Bao gồm hợp tác xã, cơ sở sản xuất) đạt chuẩn VietGAP, OCOP tiếp cận giải pháp thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh, ( 2 hợp tác xã, 1doanh nghiệp).

02 sản phẩm hoặc 1-3 hộ là doanh nghiệp, HTX doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được tiếp cận giải pháp thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh.(Trứng gà, dưa vàng, Tinh dầu quế.)

50% doang nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nền tảng quốc gia miễn phí hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi phục vụ quản trị doanh nghiệp ( các giải pháp nền tảng số Quản trị bán hàng,quả lý kho, quản lý tài chính.v.v.) do trung ương triển khai.

90% doanh nghiệp thực hiện khai báo thuế trên nền tảng số của cơ quan quản lý thuếvà thanh toán các khoản thuế phát sinh qua nền tảng thanh toán trực tuyến.

- 50% người dân trên địa bàn xã được tuyên truyền, hướng dẫn và tiếp cận, đăng ký sử dụng ứng dụng “công dân số” của Bưu điện Việt Nam (VNPost).

c. Về trụ cột Xã hội số

- 20% các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị trấn được tiếp cận dịch vụ công trực tuyến thông qua tài khoản định danh và xác thực điện tử kết nối, chia sẻ CSDL quốc gia về dân cư thông qua các nền tảng số quốc gia hoặc hệ thống thông tin khác kết nối, chia sẻ hệ thống thông tin quốc gia, bộ, ngành, Trung ương.

- 25% cá nhân công dân, cơ quan, doanh nghiệp tiếp cận nền tảng địa chỉ số, bản đồ số thuộc Đề án Tri thức Việt số hóa.

- 20% cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện thanh toán các dịch vụ thiết yếu ( điện, viễn thông, y yế, bảo hiểm…) thông qua nền tảng thanh toán trực tuyến do doanh nghiệp triển khai hoặc liên kết ủy nhiệm thanh toán qua tài khoản ngân hàng.

- 40% cá nhân công dân có tài khoản ngân hàng và đăng ký sử dụng các dịch vụ tiện ích gia tăng thẻ ngân hàng liên kết các dịch vụ, ứng dụng nền tảng thanh toán trực tuyến khác.

- 50% người dân, công dân trên địa bàn thị trấn tiếp cận nền tảng số dữ liệu công dân về quản lý định danh, tiêm chủng, BHYT, BHXH… thuộc nền tảng số quốc gia hoặc do bộ ngành, cơ quan chuyên trách trung ương triển khai.

- Mô hình camera an ninh được triển khai.

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

Tiếp tục duy trì, cải thiện nâng cao tỷ lệ các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2022, và bổ sung có điều chỉnh các mục tiêu, chỉ tiêu mới phù hợp tình hình, yêu cầu giai đoạn ở cả ba trụ cột ( Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số) trong chuyển đổi số.

a. Chính quyền số

- Tiếp tục duy trì, cải thiện nâng cao hiệu quả tiếp cận, khai thác các Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành thuộc các nền tảng số quốc gia do Bộ, ngành TW triển khai hoặc nền tảng số khác do huyện, tỉnh triển khai được kết nối, liên thông, chia sẻ thông tin dữ liệu điện tử với nhau.

-100% số lượng Hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã đủ điều kiện quy trình hóa điện tử trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được cung cấp, tiếp nhận giải quyết trực tuyến phù hợp trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp xã,thị trấn thông qua Cổng dịch vụ công của tỉnh, địa chỉ: http://dichvucong.thanhhoa.gov.vn hoặc cổng dịch vụ công quốc gia,địa chỉ: http://dichvucong.gov.vn

- 100% Kết quả giải quyết hồ sơ mức độ 3,4 được số hóa vào Kho dữ liệu kết quả hồ sơ TTHC mức độ 3, 4 phục vụ tra cứu,truy suất trả kết quả bổ sung theo yêu cầu của tổ chức, công dân khi cần đối soát, tối giản hóa từ phía cơ quan tiếp nhận,giải quyết hồ sơ TTHC về các giấy tờ và thành phần cấu thành hồ sơ TTHC.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân đáp ứng Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

- Tạo được kênh giao tiếp đa chiều giữa lãnh đạo thị trấn với trưởng các khu phố đảm bảo thuận tiện, nhanh chóng, kịp thời và an toàn an ninh thông tin.

- Cổng thông tin điện tử của thị trấn được cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác.

- UBND Thị trấn đáp ứng bộ tiêu chi chuyển đổi số cấp xã, thị trấn theo quy định của UBND tỉnh.

b. Kinh tế số

Tỉ lệ 10% doanh nghiệp phân theo loại hình, nhóm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp( Bao gồm hợp tác xã, cơ sở sản xuất) đạt chuẩn VietGAP, OCOP tiếp cận giải pháp thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh.

04 sản phẩm hoặc 3-5 hộ là doanh nghiệp, HTX doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được tiếp cận giải pháp thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh.

100% doang nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nền tảng quốc gia miễn phí hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi phục vụ quản trị doanh nghiệp ( các giải pháp nền tảng số Quản trị bán hàng,quả lý kho, quản lý tài chính.v.v.) do trung ương triển khai.

100% doanh nghiệp thực hiện khai báo thuế trên nền tảng số của cơ quan quản lý thuếvà thanh toán các khoản thuế phát sinh qua nền tảng thanh toán trực tuyến.

- 100% người dân trên địa bàn thị trấn được tuyên truyền, hướng dẫn và tiếp cận, đăng ký sử dụng ứng dụng “công dân số” của Bưu điện Việt Nam (VNPost).

c. Xã hội số

- 50% dân số, 90% các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn xã được tiếp cận dịch vụ công trực tuyến thông qua tài khoản định danh và xác thực điện tử kết nối, chia sẻ CSDL quốc gia về dân cư thông qua các nền tảng số quốc gia hoặc hệ thống thông tin khác kết nối, chia sẻ hệ thống thông tin quốc gia, bộ, ngành, Trung ương.

- 70% cá nhân công dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận nền tảng địa chỉ số, bản đồ số thuộc Đề án Tri thức Việt số hóa.

- 80% cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện thanh toán các dịch vụ thiết yếu ( điện, viễn thông, y yế, bảo hiểm…) thông qua nền tảng thanh toán trực tuyến do doanh nghiệp triển khai hoặc liên kết ủy nhiệm thanh toán qua tài khoản ngân hàng.

- 90% cá nhân công dân có tài khoản ngân hàng và đăng ký sở dụng các dich vụ tiện ích gia tăng thẻ ngân hàng liên kết các dịch vụ, ứng dụng nền tảng thanh toán trực tuyến khác.

- 100% người dân, công dân trên địa bàn thị trấn tiếp cận nền tảng số dữ liệu công dân về quản lý định danh, tiêm chủng, BHYT, BHXH… thuộc nền tảng số quốc gia hoặc do bộ ngành, cơ quan chuyên trách trung ương triển khai.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số

Cấp uỷ Đảng, chính quyền thị trấn tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hành đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hình thành chính quyền số; thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu Bộ chỉ số chính quyền điện tử, chính quyền số quyđịnh để dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tăng cường ứng dụng CNTT, sử dụng dịch vụ viễn thông; khai thác, sử dụng có hiệu quả các hệ thống thông tin phục vụ phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số hướng đến mục tiêu nền hành chính hiện đại, minh bạch, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp. Hoàn thiện trang thiết bị hệ thống mạng LAN, máy tính, máy in, máy quét, thiết bị số hóa.v.v.; bảo đảm an ninh mạng, an toàn dữ liệu trong thực hiện chuyển đổi số.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

- Xây dựng Kế hoạch thông tin, tuyên truyền thông qua các hình thức tuyên truyền sinh động, hiệu quả, để các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, cán bộ đảng viên và nhân dân trong thị trấn nhận thức đầy đủ và tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện chuyển đổi số.

-Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện chuyển đổi số của địa phương trên Cổng thông tin điện tử thị trấn.

- Tổ chức hội nghị về chuyển đổi số nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên tổ chức các chuyên đề, tập huấn kiến thức, trao đổi về chuyển đổi số.

3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về CNTT để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số

- Rà soát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, tập huấn, về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tạo sự thống nhất trong triển khai thực hiện chuyển đổi số.

- Cử cán bộ, công chức trong cơ quan tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao về các công nghệ mới, kiến thức chuyển đổi số, phương thức xây dựng các hệ thống thông tin trong chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin, phổ cập kỹ năng số cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn xã; hỗ trợ khai thác nền tảng số cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và phục vụ quảng bá, giao dịch trao đổi sản phẩm trên các sàn thương mạiđiện tử.

4. Huy động các nguồn lực cho đầu tư hạ tầng số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp viễn thông đầu phát triển hạ tầng băng thông rộng cố định, nâng cấp hạ tầng mạng di động 4G, phát triển hạ tầng mạng di động 5G; khuyến khích các doanh nghiệp CNTT đủ năng lực tham gia đầu xây dựng hạ tầng, triển khai những ứng dụng dịch vụ, nền tảng, giải pháp công nghệ mới để chuyển đổi số đối với các lĩnh vực của đời sống kinh tế - hội.

5. Chuyển đổi số trong một số lĩnh vực ưu tiên

5.1. Về xây dựng chính quyền số

- Tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hành đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hình thành chính quyền số; thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu Bộ chỉ số chính quyền điện tử, chính quyền số quyđịnh để dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng dịch vụ viễn thông,khai thác, sử dụng có hiệu quả các hệ thống thông tin, phần mềm dùng chung trên Hệ thống đăng nhập một lần (SSO) của tỉnh đã tiếp nhận chuyển giao phục vụ phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số hướng đến mục tiêu nền hành chính hiện đại, minh bạch, phục vụ nhân dân. Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị máy tính, máy in, thiết bị số hóa, bảo đảm an ninh mạng, an toàn dữ liệu trong thực hiện chuyển đổi số.

- Đẩy mạnh sử dụng nền tảng thanh toán trực tuyến, thanh toán phí, lệ phí nhận kết quả TTHC trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của cơ quan nhà nước các cấp thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Thúc đẩy môi trường làm việc điện tử tại cơ quan, khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc; các hệ thống thông tin có kết nối CSDL quốc gia; cổng thông tin điện tử của xã; Hệ thống chứng thực điện tử; quản lý, sử dụng chữ ký số.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên, rà soát , lập danh sách nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng CNTT cho CBCC, viên chức, nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi số.

5.2. Về kinh tế số

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên hỗ trợ các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, tiếp cận các nền tảng, giải pháp số miễn phí nhằm nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp thông qua truyền thông, hỗ trợ đào tạo, khuyến khích tiếp cận các nền tảng số, giải pháp số theo khuyến nghị của cơ quan, cấp thẩm quyền.

- Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, thanh toán các dịch vụ thiết yếu như điện nước, viễn thông, khuyến khích thanh toán các dịch vụ công cộng bằng quét QR để đạt mục tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị, địa phương sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong các ứng dụng.

- Tuyền truyền, chủ động kết hợp với chương trình chuyển đổi số của huyện, tỉnh để đạt mục tiêu 100% người dân trên địa bàn xã tiếp cận được dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong các ứng dụng.

- Xây dựng và lựa chọn thêm ít nhất từ 01 sảm phẩm hàng hóa tham gia vào sàn thương mại điện tử.

- Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử dành cho hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm và công khai kết quả trên mạng internet đơn vị những trường hợp có đơn thư khiếu nại -tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người tiêu dùng.

5.3.Về xã hội số

- Hướng dẫn các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn xã được tiếp cận dịch vụ công trực tuyến thông qua tài khoản định danh và xác thực điện tử kết nối, chia sẻ CSDL quốc gia về dân cư thông qua các nền tảng số quốc gia hoặc hệ thống thông tin khác kết nối, chia sẻ hệ thống thông tin quốc gia, bộ, ngành, Trung ương.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Huyện tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện thanh toán các dịch vụ thiết yếu ( điện, viễn thông, y yế, bảo hiểm…) thông qua nền tảng thanh toán trực tuyến do doanh nghiệp triển khai hoặc liên kết ủy nhiệm thanh toán qua tài khoản ngân hàng; hướng dẫn các cá nhân công dân có tài khoản ngân hàng và đăng ký sử dụng các dịch vụ tiện ích gia tăng thẻ ngân hàng liên kết các dịch vụ, ứng dụng nền tảng thanh toán trực tuyến khác; tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân, công dân trên địa bàn thị trấn tiếp cận nền tảng số dữ liệu công dân về quản lý định danh, tiêm chủng, BHYT, BHXH… thuộc nền tảng số quốc gia hoặc do bộ ngành, cơ quan chuyên trách trung ương triển khai.

- Các trường học trên địa bàn thị trấn tiếp cận mô hình trường học trực tuyến theo hướng dẫn của Phòng giáo dục.

- Khuyễn khích các hộ kinh doanh, doanh nghiệp đẩy nhanh ứng dụng Internet thiết bị điện tử , đẩy mạnh thanh toán điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thanh toán không tiền mặt trên địa bàn thị trấn.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ số vào công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thị trấn, Triển khai mô hình “Camera an ninh” lựa chọn đầu tư camera có hỗ trợ AI trên các trục đường trên địa bàn thị trấn.

6. Bảo đảm an toàn thông tin

- Rà soát, cập nhật các Kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan, triển khai thực hiện Kế hoạch ứng phó với sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng hàng năm.

-Tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động nội bộ
của cơ quan; thực hiện quản lý chặt chẽ việc sử dụng các thiết bị, phương tiện kỹ thuật số có tính năng lưu trữ, trao đổi thông tin để phòng ngừa lộ, lọt thông tin qua mạng kiểm tra an ninh và an toàn thông tin các thiết bị, phần mềm ứng dụng trước khi đưa vào sử dụng. Tăng cường phối hợp cơ quan cấp trên nhận chứng thư số, nâng cao hiệu quả triển khai sử dụng chữ kí số trong hoạt động gửi, nhận văn bản điện tử trên mạng thông qua phần mềm QLVB.

-Tăng cường công tác tuyên truyền thông tin để nâng cao nhận thức về an toàn, an ninh thông tin mạng cho cán bộ công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn thị trấn.

- Hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng và nền tảng số thực hiện các giải pháp trong công tác bảo đảm an toàn thông tin tạo niềm tin của người dân tham gia các hoạt động trên môi trường mạng từ đó thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách thị trấn, và huy động từ nguồn xã hội hóa.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ phận Văn Phòng thống kê

- Phối hợp với các bộ phận chuyên môn, tham mưu cho UBND thị trấn xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn thị trấn năm 2022 và cho cả giai đoạn đến năm 2025.

- Tham mưu xây dựng các văn bản nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển ứng dụng CNTT trên địa bàn thị trấn có hiệu quả. Phối hợp với Phòng Văn hóa, Văn phòng UBND huyện tiếp nhận các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT theo lộ trình kế hoạch. Hàng tháng tổng hợp số liệu ứng dụng CNTT, mức độ thực hiện môi trường làm việc điện tử trên môi trường mạng báo cáo huyện.

2. Bộ phận Văn hóa xã hội

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương chính sách về chuyn đi số đến toàn thể nhân dân trên địa bàn thị trấn

- Phối hợp văn phòng theo dõi tình hình ứng dụng CNTT tại cơ quan.

- Phối hợp với các trường học triển khai, hỗ trợ chuyển đổi số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, cơ sở giáo dục.

- Tuyên truyền đến người dân thị trấn tiếp cận nền tảng số dữ liệu công dân về quản lý định danh, tiêm chủng, BHYT, BHXH… thuộc nền tảng số quốc gia.

3. Bộ phận Địa chính

- Phối hợp với các bộ phận chuyên môn, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với ứng dụng chuyển đổi số theo quy định.

- Tham mưu cho UBND thị trấn lựa chọn sản phẩm nông sản, các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đặc thù của địa phương được xây dựng thương hiệu và đưa lên sàn thương mại điện tử.

4. Bộ phận tư pháp

Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Hướng dẫn người dân thực hiện các TTHC qua dịch vụ công trực tuyến.

5. Bộ phận kế toán

Cân đối nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện kế hoạch.

6. Các Nhà trường, trạm y tế thị trấn, các khu phố.

Căn cứ vào kế hoạch của UBND thị trấn tổ chức triển khai thực hiện đúng theo các chỉ tiêu đề ra.

Trên đây là Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2022, mục tiêu, giải pháp đến năm 2025 trên địa bàn thị trấn Thường Xuân, đề nghị các bộ phận chuyên môn, các ngành có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.

Kế hoạch chuyển đổi số năm 2022, nhiệm vụ giải pháp đến năm 2025 trên địa bàn thị trấn Thường Xuân

Đăng lúc: 18/04/2022 10:42:53 (GMT+7)

Ngày 15 tháng 4 năm 2022 UBND thị trấn Thường Xuân ban hành Kế hoạch số 48/KH-UBND về thực hiện chuyển đổi số năm 2022, mục tiêu nhiệm vụ năm 2025 trên địa bàn thị trấn Thường Xuân như sau:

Thực hiện Kế Hoạch Hành Động số 107-KH/HU ngày 17/3/2022 của Huyện ủy Thường Xuân về việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Căn cứ công văn số 707/UBND-VHTT ngày 24/3/2022 của UBND huyện Thường Xuân về việc xây dựng chi tiết kế hoạch nhiệm vụ, giải phápphù hợp điều kiện, tình hình địa phương đáp ứng khả thi thực hiện định hướng, lộ trình,mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện chuyển đổi số.

Ủy ban nhân dân Thị trấn Thường Xuân xây dựng Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số năm 2022,nhiệm vụ giải pháp đến năm 2025 như sau.

I.MỤC TIÊU, MỤC ĐÍCH.

- Cụ thể hóa các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch số 107-KH/HU ngày 17/03/2022 của BTV huyện ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của BTV Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu, làđiều kiệntiên quyết để thực hiện chuyển đổi số.

-Phổ cập kỹ năng sốgiúpngười dân được tiếp cận kiến thức, kỹ năng số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng, nhằm thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn và thành thị, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số trong chính xã để phục vụ và tương tác với người dân tốt hơn, nâng cao kỹ năng số cho người dân, mở rộng cơ hội tiếp cận với công nghệ số, giúp người dân dễ dàng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm và các nét văn hóa đặc trưng của địa phương trên môitrườngsố.

- Thay đổi nhận thức của cộng đồng, tư duy và ý chí quyết tâm của hệ thống chính trị trong tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định trong chuyển đổi số tại địa phương, sử dụng nền tảng số sẵn có của các doanh nghiệp công nghệ số nhằm thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả.

- Triển khai thực hiện, xác định chỉ tiêu, lộ trình, hiệu quả và kết quả đạt được trên cả 03 trụ cột xác định trong chuyển đổi số (1. Chính quyền số; 2. Kinh tế số; 3. Xã hội số).

- Có sự tham gia tích cực, toàn diện củacảhệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân tại địa phương, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thúc đẩyNâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số.

- Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước góp phần xây dựng nền hành chính hiện đại; bảo đảm chất lượng, hiệu lực, hiệu quả và tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát.

Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của cấp ủy đảng; Chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, năng xuất lao động, sức cạnh tranh của các ngành,các doanh nghiệp và nền kinh tế của địa phương.

100% người dân trên địa bàn thị trấn được tuyên truyền về các chủ trương chính sách về chuyn đi số.

2. Mục tiêu cụ thể.

2.1. Mục tiêu năm 2022

a. Về trụ cột Chính quyền số:

- Cơ quan chính quyền UBND thị trấn tiếp tục duy trì,cải thiện,nâng cao hiệu quả tiếp cận, khai thác Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành thuộc nền tảng số do Bộ,ngành TW triển khai hoặc nền tảng số khác do tỉnh huyện triển khai được kết nối,liên thông chỉa sẻ thông tin dữ liệu điện tử với nhau.

60% số lượng hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã đủ điều kiện quy trình hóa điện tử trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, tiếp nhận giải quyết trực tuyến phù hợp trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp xã, thị trấn thông qua Cổng dịch vụ công của tỉnh, địa chỉ: http://dichvucong.thanhhoa.gov.vn hoặc cổng dịch vụ công quốc gia,địa chỉ: http://dichvucong.gov.vn

100% Kết quả giải quyết hồ sơ mức độ 3,4 được số hóa vào Kho dữ liệu kết quả hồ sơ TTHC mức độ 3, 4 phục vụ tra cứu,truy suất trả kết quả bổ sung theo yêu cầu của tổ chức, công dân khi cần đối soát, tối giản hóa từ phía cơ quan tiếp nhận,giải quyết hồ sơ TTHC về các giấy tờ và thành phần cấu thành hồ sơ TTHC.

100% cán bộ, công chức cơ quan chính quyền có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân đáp ứng Nghị định 45/2020/NĐ-Cp ngày 08/4/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

UBND Thị trấn đáp ứng một phần của bộ tiêu chi chuyển đổi số cấp xã, thị trấn theo quy định của UBND tỉnh.

b. Trụ cột kinh tế số

Tỉ lệ 5% doanh nghiệp phân theo loại hình, nhóm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp( Bao gồm hợp tác xã, cơ sở sản xuất) đạt chuẩn VietGAP, OCOP tiếp cận giải pháp thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh, ( 2 hợp tác xã, 1doanh nghiệp).

02 sản phẩm hoặc 1-3 hộ là doanh nghiệp, HTX doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được tiếp cận giải pháp thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh.(Trứng gà, dưa vàng, Tinh dầu quế.)

50% doang nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nền tảng quốc gia miễn phí hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi phục vụ quản trị doanh nghiệp ( các giải pháp nền tảng số Quản trị bán hàng,quả lý kho, quản lý tài chính.v.v.) do trung ương triển khai.

90% doanh nghiệp thực hiện khai báo thuế trên nền tảng số của cơ quan quản lý thuếvà thanh toán các khoản thuế phát sinh qua nền tảng thanh toán trực tuyến.

- 50% người dân trên địa bàn xã được tuyên truyền, hướng dẫn và tiếp cận, đăng ký sử dụng ứng dụng “công dân số” của Bưu điện Việt Nam (VNPost).

c. Về trụ cột Xã hội số

- 20% các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị trấn được tiếp cận dịch vụ công trực tuyến thông qua tài khoản định danh và xác thực điện tử kết nối, chia sẻ CSDL quốc gia về dân cư thông qua các nền tảng số quốc gia hoặc hệ thống thông tin khác kết nối, chia sẻ hệ thống thông tin quốc gia, bộ, ngành, Trung ương.

- 25% cá nhân công dân, cơ quan, doanh nghiệp tiếp cận nền tảng địa chỉ số, bản đồ số thuộc Đề án Tri thức Việt số hóa.

- 20% cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện thanh toán các dịch vụ thiết yếu ( điện, viễn thông, y yế, bảo hiểm…) thông qua nền tảng thanh toán trực tuyến do doanh nghiệp triển khai hoặc liên kết ủy nhiệm thanh toán qua tài khoản ngân hàng.

- 40% cá nhân công dân có tài khoản ngân hàng và đăng ký sử dụng các dịch vụ tiện ích gia tăng thẻ ngân hàng liên kết các dịch vụ, ứng dụng nền tảng thanh toán trực tuyến khác.

- 50% người dân, công dân trên địa bàn thị trấn tiếp cận nền tảng số dữ liệu công dân về quản lý định danh, tiêm chủng, BHYT, BHXH… thuộc nền tảng số quốc gia hoặc do bộ ngành, cơ quan chuyên trách trung ương triển khai.

- Mô hình camera an ninh được triển khai.

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

Tiếp tục duy trì, cải thiện nâng cao tỷ lệ các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2022, và bổ sung có điều chỉnh các mục tiêu, chỉ tiêu mới phù hợp tình hình, yêu cầu giai đoạn ở cả ba trụ cột ( Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số) trong chuyển đổi số.

a. Chính quyền số

- Tiếp tục duy trì, cải thiện nâng cao hiệu quả tiếp cận, khai thác các Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành thuộc các nền tảng số quốc gia do Bộ, ngành TW triển khai hoặc nền tảng số khác do huyện, tỉnh triển khai được kết nối, liên thông, chia sẻ thông tin dữ liệu điện tử với nhau.

-100% số lượng Hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã đủ điều kiện quy trình hóa điện tử trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được cung cấp, tiếp nhận giải quyết trực tuyến phù hợp trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp xã,thị trấn thông qua Cổng dịch vụ công của tỉnh, địa chỉ: http://dichvucong.thanhhoa.gov.vn hoặc cổng dịch vụ công quốc gia,địa chỉ: http://dichvucong.gov.vn

- 100% Kết quả giải quyết hồ sơ mức độ 3,4 được số hóa vào Kho dữ liệu kết quả hồ sơ TTHC mức độ 3, 4 phục vụ tra cứu,truy suất trả kết quả bổ sung theo yêu cầu của tổ chức, công dân khi cần đối soát, tối giản hóa từ phía cơ quan tiếp nhận,giải quyết hồ sơ TTHC về các giấy tờ và thành phần cấu thành hồ sơ TTHC.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân đáp ứng Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

- Tạo được kênh giao tiếp đa chiều giữa lãnh đạo thị trấn với trưởng các khu phố đảm bảo thuận tiện, nhanh chóng, kịp thời và an toàn an ninh thông tin.

- Cổng thông tin điện tử của thị trấn được cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác.

- UBND Thị trấn đáp ứng bộ tiêu chi chuyển đổi số cấp xã, thị trấn theo quy định của UBND tỉnh.

b. Kinh tế số

Tỉ lệ 10% doanh nghiệp phân theo loại hình, nhóm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp( Bao gồm hợp tác xã, cơ sở sản xuất) đạt chuẩn VietGAP, OCOP tiếp cận giải pháp thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh.

04 sản phẩm hoặc 3-5 hộ là doanh nghiệp, HTX doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được tiếp cận giải pháp thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh.

100% doang nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nền tảng quốc gia miễn phí hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi phục vụ quản trị doanh nghiệp ( các giải pháp nền tảng số Quản trị bán hàng,quả lý kho, quản lý tài chính.v.v.) do trung ương triển khai.

100% doanh nghiệp thực hiện khai báo thuế trên nền tảng số của cơ quan quản lý thuếvà thanh toán các khoản thuế phát sinh qua nền tảng thanh toán trực tuyến.

- 100% người dân trên địa bàn thị trấn được tuyên truyền, hướng dẫn và tiếp cận, đăng ký sử dụng ứng dụng “công dân số” của Bưu điện Việt Nam (VNPost).

c. Xã hội số

- 50% dân số, 90% các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn xã được tiếp cận dịch vụ công trực tuyến thông qua tài khoản định danh và xác thực điện tử kết nối, chia sẻ CSDL quốc gia về dân cư thông qua các nền tảng số quốc gia hoặc hệ thống thông tin khác kết nối, chia sẻ hệ thống thông tin quốc gia, bộ, ngành, Trung ương.

- 70% cá nhân công dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận nền tảng địa chỉ số, bản đồ số thuộc Đề án Tri thức Việt số hóa.

- 80% cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện thanh toán các dịch vụ thiết yếu ( điện, viễn thông, y yế, bảo hiểm…) thông qua nền tảng thanh toán trực tuyến do doanh nghiệp triển khai hoặc liên kết ủy nhiệm thanh toán qua tài khoản ngân hàng.

- 90% cá nhân công dân có tài khoản ngân hàng và đăng ký sở dụng các dich vụ tiện ích gia tăng thẻ ngân hàng liên kết các dịch vụ, ứng dụng nền tảng thanh toán trực tuyến khác.

- 100% người dân, công dân trên địa bàn thị trấn tiếp cận nền tảng số dữ liệu công dân về quản lý định danh, tiêm chủng, BHYT, BHXH… thuộc nền tảng số quốc gia hoặc do bộ ngành, cơ quan chuyên trách trung ương triển khai.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1.Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số

Cấp uỷ Đảng, chính quyền thị trấn tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hành đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hình thành chính quyền số; thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu Bộ chỉ số chính quyền điện tử, chính quyền số quyđịnh để dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tăng cường ứng dụng CNTT, sử dụng dịch vụ viễn thông; khai thác, sử dụng có hiệu quả các hệ thống thông tin phục vụ phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số hướng đến mục tiêu nền hành chính hiện đại, minh bạch, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp. Hoàn thiện trang thiết bị hệ thống mạng LAN, máy tính, máy in, máy quét, thiết bị số hóa.v.v.; bảo đảm an ninh mạng, an toàn dữ liệu trong thực hiện chuyển đổi số.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

- Xây dựng Kế hoạch thông tin, tuyên truyền thông qua các hình thức tuyên truyền sinh động, hiệu quả, để các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, cán bộ đảng viên và nhân dân trong thị trấn nhận thức đầy đủ và tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện chuyển đổi số.

-Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện chuyển đổi số của địa phương trên Cổng thông tin điện tử thị trấn.

- Tổ chức hội nghị về chuyển đổi số nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên tổ chức các chuyên đề, tập huấn kiến thức, trao đổi về chuyển đổi số.

3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về CNTT để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số

- Rà soát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng, tập huấn, về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tạo sự thống nhất trong triển khai thực hiện chuyển đổi số.

- Cử cán bộ, công chức trong cơ quan tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao về các công nghệ mới, kiến thức chuyển đổi số, phương thức xây dựng các hệ thống thông tin trong chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin, phổ cập kỹ năng số cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn xã; hỗ trợ khai thác nền tảng số cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và phục vụ quảng bá, giao dịch trao đổi sản phẩm trên các sàn thương mạiđiện tử.

4. Huy động các nguồn lực cho đầu tư hạ tầng số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp viễn thông đầu phát triển hạ tầng băng thông rộng cố định, nâng cấp hạ tầng mạng di động 4G, phát triển hạ tầng mạng di động 5G; khuyến khích các doanh nghiệp CNTT đủ năng lực tham gia đầu xây dựng hạ tầng, triển khai những ứng dụng dịch vụ, nền tảng, giải pháp công nghệ mới để chuyển đổi số đối với các lĩnh vực của đời sống kinh tế - hội.

5. Chuyển đổi số trong một số lĩnh vực ưu tiên

5.1. Về xây dựng chính quyền số

- Tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hành đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hình thành chính quyền số; thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu Bộ chỉ số chính quyền điện tử, chính quyền số quyđịnh để dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng dịch vụ viễn thông,khai thác, sử dụng có hiệu quả các hệ thống thông tin, phần mềm dùng chung trên Hệ thống đăng nhập một lần (SSO) của tỉnh đã tiếp nhận chuyển giao phục vụ phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số hướng đến mục tiêu nền hành chính hiện đại, minh bạch, phục vụ nhân dân. Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị máy tính, máy in, thiết bị số hóa, bảo đảm an ninh mạng, an toàn dữ liệu trong thực hiện chuyển đổi số.

- Đẩy mạnh sử dụng nền tảng thanh toán trực tuyến, thanh toán phí, lệ phí nhận kết quả TTHC trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của cơ quan nhà nước các cấp thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Thúc đẩy môi trường làm việc điện tử tại cơ quan, khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc; các hệ thống thông tin có kết nối CSDL quốc gia; cổng thông tin điện tử của xã; Hệ thống chứng thực điện tử; quản lý, sử dụng chữ ký số.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên, rà soát , lập danh sách nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng CNTT cho CBCC, viên chức, nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi số.

5.2. Về kinh tế số

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên hỗ trợ các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, tiếp cận các nền tảng, giải pháp số miễn phí nhằm nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp thông qua truyền thông, hỗ trợ đào tạo, khuyến khích tiếp cận các nền tảng số, giải pháp số theo khuyến nghị của cơ quan, cấp thẩm quyền.

- Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, thanh toán các dịch vụ thiết yếu như điện nước, viễn thông, khuyến khích thanh toán các dịch vụ công cộng bằng quét QR để đạt mục tiêu 100% cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị, địa phương sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong các ứng dụng.

- Tuyền truyền, chủ động kết hợp với chương trình chuyển đổi số của huyện, tỉnh để đạt mục tiêu 100% người dân trên địa bàn xã tiếp cận được dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong các ứng dụng.

- Xây dựng và lựa chọn thêm ít nhất từ 01 sảm phẩm hàng hóa tham gia vào sàn thương mại điện tử.

- Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử dành cho hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm và công khai kết quả trên mạng internet đơn vị những trường hợp có đơn thư khiếu nại -tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người tiêu dùng.

5.3.Về xã hội số

- Hướng dẫn các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn xã được tiếp cận dịch vụ công trực tuyến thông qua tài khoản định danh và xác thực điện tử kết nối, chia sẻ CSDL quốc gia về dân cư thông qua các nền tảng số quốc gia hoặc hệ thống thông tin khác kết nối, chia sẻ hệ thống thông tin quốc gia, bộ, ngành, Trung ương.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Huyện tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện thanh toán các dịch vụ thiết yếu ( điện, viễn thông, y yế, bảo hiểm…) thông qua nền tảng thanh toán trực tuyến do doanh nghiệp triển khai hoặc liên kết ủy nhiệm thanh toán qua tài khoản ngân hàng; hướng dẫn các cá nhân công dân có tài khoản ngân hàng và đăng ký sử dụng các dịch vụ tiện ích gia tăng thẻ ngân hàng liên kết các dịch vụ, ứng dụng nền tảng thanh toán trực tuyến khác; tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân, công dân trên địa bàn thị trấn tiếp cận nền tảng số dữ liệu công dân về quản lý định danh, tiêm chủng, BHYT, BHXH… thuộc nền tảng số quốc gia hoặc do bộ ngành, cơ quan chuyên trách trung ương triển khai.

- Các trường học trên địa bàn thị trấn tiếp cận mô hình trường học trực tuyến theo hướng dẫn của Phòng giáo dục.

- Khuyễn khích các hộ kinh doanh, doanh nghiệp đẩy nhanh ứng dụng Internet thiết bị điện tử , đẩy mạnh thanh toán điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thanh toán không tiền mặt trên địa bàn thị trấn.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ số vào công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thị trấn, Triển khai mô hình “Camera an ninh” lựa chọn đầu tư camera có hỗ trợ AI trên các trục đường trên địa bàn thị trấn.

6. Bảo đảm an toàn thông tin

- Rà soát, cập nhật các Kế hoạch, quy chế, quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan, triển khai thực hiện Kế hoạch ứng phó với sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng hàng năm.

-Tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động nội bộ
của cơ quan; thực hiện quản lý chặt chẽ việc sử dụng các thiết bị, phương tiện kỹ thuật số có tính năng lưu trữ, trao đổi thông tin để phòng ngừa lộ, lọt thông tin qua mạng kiểm tra an ninh và an toàn thông tin các thiết bị, phần mềm ứng dụng trước khi đưa vào sử dụng. Tăng cường phối hợp cơ quan cấp trên nhận chứng thư số, nâng cao hiệu quả triển khai sử dụng chữ kí số trong hoạt động gửi, nhận văn bản điện tử trên mạng thông qua phần mềm QLVB.

-Tăng cường công tác tuyên truyền thông tin để nâng cao nhận thức về an toàn, an ninh thông tin mạng cho cán bộ công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn thị trấn.

- Hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng và nền tảng số thực hiện các giải pháp trong công tác bảo đảm an toàn thông tin tạo niềm tin của người dân tham gia các hoạt động trên môi trường mạng từ đó thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách thị trấn, và huy động từ nguồn xã hội hóa.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ phận Văn Phòng thống kê

- Phối hợp với các bộ phận chuyên môn, tham mưu cho UBND thị trấn xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn thị trấn năm 2022 và cho cả giai đoạn đến năm 2025.

- Tham mưu xây dựng các văn bản nhằm triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển ứng dụng CNTT trên địa bàn thị trấn có hiệu quả. Phối hợp với Phòng Văn hóa, Văn phòng UBND huyện tiếp nhận các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT theo lộ trình kế hoạch. Hàng tháng tổng hợp số liệu ứng dụng CNTT, mức độ thực hiện môi trường làm việc điện tử trên môi trường mạng báo cáo huyện.

2. Bộ phận Văn hóa xã hội

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương chính sách về chuyn đi số đến toàn thể nhân dân trên địa bàn thị trấn

- Phối hợp văn phòng theo dõi tình hình ứng dụng CNTT tại cơ quan.

- Phối hợp với các trường học triển khai, hỗ trợ chuyển đổi số, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, cơ sở giáo dục.

- Tuyên truyền đến người dân thị trấn tiếp cận nền tảng số dữ liệu công dân về quản lý định danh, tiêm chủng, BHYT, BHXH… thuộc nền tảng số quốc gia.

3. Bộ phận Địa chính

- Phối hợp với các bộ phận chuyên môn, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với ứng dụng chuyển đổi số theo quy định.

- Tham mưu cho UBND thị trấn lựa chọn sản phẩm nông sản, các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đặc thù của địa phương được xây dựng thương hiệu và đưa lên sàn thương mại điện tử.

4. Bộ phận tư pháp

Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Hướng dẫn người dân thực hiện các TTHC qua dịch vụ công trực tuyến.

5. Bộ phận kế toán

Cân đối nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện kế hoạch.

6. Các Nhà trường, trạm y tế thị trấn, các khu phố.

Căn cứ vào kế hoạch của UBND thị trấn tổ chức triển khai thực hiện đúng theo các chỉ tiêu đề ra.

Trên đây là Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2022, mục tiêu, giải pháp đến năm 2025 trên địa bàn thị trấn Thường Xuân, đề nghị các bộ phận chuyên môn, các ngành có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)