Lịch Sử Hình Thành Thị trấn Thường Xuân

Ngày 14/05/2020 15:59:04

Thị trấn Thường Xuân chính thức được thành lập theo Quyết định số 99/HĐBT ngày 03/06/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Thị trấn Thường Xuân là đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thường Xuân, cách thành phố Thanh Hóa về phía Tây 54 km.

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội thông qua Nghị Quyết số 786/NQ – UBTV QH 14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Xuân Cẩm vào Thị trấn Thường Xuân . Sau sáp nhập Thị trấn Thường Xuân có diện tích là 49,53km2, dân số là 9.584 người, mật độ dân số đạt 193,5 người/km2. Được hợp thành bởi 05 khu phố, 6 thôn.

+ Khu phố 1 được hình thành từ năm 1963, bắt đầu từ 40 hộ dân xã Phú Yên, huyện Thọ Xuân và 21 hộ dân thôn Dương Hòa, xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa, theo tiếng gọi của Đảng đi khai hoang vùng kinh tế mới đã đến đây khai hoang, lập làng xây dựng quê hương mới với tên gọi Hợp tác xã Ngọc Khánh và Hợp tác xã Dương Hòa thuộc xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc. Đến tháng 10 năm 1964, xã Lương Ngọc chuyển về huyện Thường Xuân và chia thành 02 xã Lương Sơn và Ngọc Phụng; đến năm 1965 thực hiện chủ trương xây dựng HTX có quy mô lớn nên Dương Hòa và Ngọc Khánh hợp nhất lấy tên là Hợp tác xã Hòa Lâm. Năm 1988, thị trấn Thường Xuân thành lập, một bộ phận dân cư kèm theo đất đai của thôn Hòa Lâm chuyển về thị trấn và đặt tên là thôn Ngọc Lâm nay là Khu phố 1 Thị trấn.

+ Khu phố 2 và Khu phố 3, trước đây là thôn Xuân Hưng và một phần của HTX Tân Long thuộc Xuân Dương, đến năm 1988 thị trấn được thành lập, thôn Xuân Hưng được tách làm thôn Đồng Lực nay (là khu phố 3) và Đồng Tâm nay (là khu phố 2).

+ Khu phố 4 (tên gọi từ năm 1990), trước kia là làng Tân Long được thành lập năm 1963, do dân cư 03 xã Xuân Trường, Xuân Yên, Phú Yên, huyện Thọ Xuân lên định cư phát triển vùng kinh tế mới theo chủ trương của Đảng, Nhà nước hợp lại mà thành nay là Khu phố 4.

+ Khu phố 5 trước đây có tên gọi là làng Hún (thôn Nông Vụ), làng được hình thành từ giữa thế kỷ thứ 18, thuộc tổng Bái Đô, huyện Lôi Dương. Đến năm 1988, Thị trấn Thường Xuân thành lập, một phần của làng Hún được cắt về Thị trấn và đổi tên thành thôn Quyết Thắng, nay là khu phố 5.

+ Thôn Xuân Minh:Tên nôm là làng Gắm (gọi theo tiếng Thái: Ban Cắm hoặc Bán Khăm). Các dòng họ khai đất lập làng gồm họ Lữ, Hà, Lương, Vi rồi đến họ Cầm. Hầu hết các dòng họ này đến từ huyện Bá Thước (Mường Ký, Mường Ổng), Lang Chánh. Theo năm tháng, dân cư tiếp tục đến lập nghiệp sinh sống mở mang đất đai lập thành bản làng. Lúc đầu gọi là bản Ba Trại, sau gọi là làng Gắm nay là Thôm Xuân Minh, Thị trấn Thường Xuân.

+ Thôn Trung Chính:Tên nôm tiếng Thái là làng Láu, trên trục đường tỉnh lộ 519B từ ngã ba Đồng Mới đi Cửa Đạt. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, làng Láu thuộc xã Đòn Sơn, tổng Bái Đô. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thuộc xã Lê Lai, đến năm 1947 là xã Xuân Dương, đến năm 1954 là xã Xuân Cẩm. Giai đoạn xây dựng hợp tác xã những năm 1960, làng Láu thành lập HTX gọi là HTX Trung Chính nay là Thôm Trung Chính, Thị trấn Thường Xuân.

+ Thôn Xuân Quang: Trước năm 1945 làng có tên là làng Cẩm Quan, tên tiếng Thái là Bản Quan. Thôn tiếp giáp xã Thọ Thanh. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, làng Cẩm Quan thuộc xã Đồn Sơn, tổng Bái Đô. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thuộc xã Lê Lai, đến năm 1947 là xã Xuân Dương, đến năm 1954 là xã Xuân Cẩm. Giai đoạn xây dựng hợp tác xã những năm 1960, làng Cẩm Quan thành lập HTX gọi là HTX Xuân Quang nay là thôn Xuân Quang, Thị trấn Thường Xuân.

+ Thôn Tiến Sơn 1 : Tên nôm là làng Đòn, người Thái gọi là Ban Toòn (tương truyền ngày xưa đường vào bản có một cây đa to ở ngay đền thờ Thần hoàng, dân bản phải chui qua cây đa đó để qua, tiếng Thái: toòn/chon = chui). Thôn trên trục đường tỉnh lộ 519B từ ngã ba Đồng Mới đi Cửa Đạt. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, làng Đòn thuộc xã Đòn Sơn, tổng Bái Đô. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 thuộc xã Lê Lai, đến năm 1947 là xã Xuân Dương, đến năm 1954 là xã Xuân Cẩm. Giai đoạn xây dựng hợp tác xã những năm 1960, làng Đòn thành lập 2 HTX là HTX Xuân Tiến và HTX Xuân Sơn, thời gian sau lại nhập thành HTX Xuân Sơn, đến năm 1967 đổi là HTX Tiến Sơn nay là thôn Tiến Sơn 1, Thị trấn Thường Xuân.

+ Thôn Tiến Sơn 2: Thôn nằm về phía Tây của Thị trấn, tiếp giáp với với công trình Thủy lợi - Thủy điện Cửa Đạt và xã Vạn Xuân, cũng trên trục đường tỉnh lộ 519B từ ngã ba Đồng Mới đi Cửa Đạt. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, thôn Tiến Sơn là một phần của xã Nhân Trầm, tổng Nhân Sơn và xã Trịnh Vạn, tổng Trịnh Vạn. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 là các xã Thanh Cao, Hiệp Tháp. Đến năm 1963, 02 xã Thanh Cao, Hiệp Tháp chia tách thành 6 xã, trong đó có xã Xuân Mỹ, thôn Tiến Sơn 2 thuộc xã Xuân Mỹ. Đến năm 2003, để xây dựng công trình Thủy lợi - Thủy điện Cửa Đạt, đã di dân 03 xã Xuân Liên, Xuân Khao, Xuân Mỹ, một bộ phận nhân dân làng Đặt, xã Xuân Mỹ (trước thuộc xã Thanh Cao) và nhân dân thôn Xuân Hợp (phố Cửa Đặt, trước thuộc xã Nhân Trầm) di chuyển xuống khu vực gần xã Xuân Cẩm lập làng mới và được sát nhập với thôn Tiến Sơn, xã Xuân Cẩm. Nay là Thôn Tiến Sơn 2, Thị trấn Thường Xuân.

+ Thôn Thanh Xuân: Nằm về phía Tây Nam của Thị trấn biệt lập với các thôn còn lại do bị sông Chu ngăn cách. Tên nôm của thôn là Bản Mạ (tiếng Thái), do các khu dân cư sinh sống ở cạnh và có hướng nhìn quay ra phía Thác Mạ trên sông Chu. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Bản Mạ thuộc xã Trịnh Vạn, châu Thường Xuân, sau cách mạng tháng 8 năm 1945 là xã Thanh Cao. Đến năm 1963, Thanh Cao tách thành 03 xã Vạn Xuân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ và một phần của xã Xuân Mỹ, Bản Mạ thuộc xã Xuân Mỹ. Năm 1964, xã Xuân Cẩm được huyện Thọ Xuân bàn giao về cho huyện Thường Xuân, sau đó 01 năm, Bản Mạ được xã Xuân Mỹ bàn giao cho xã Xuân Cẩm. Nay là Thôn Thanh Xuân, Thị trấn Thường Xuân.

Thị trấn Thường Xuân chính thức được thành lập theo Quyết định số 99/HĐBT ngày 03/06/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Thị trấn Thường Xuân là đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thường Xuân, cách thành phố Thanh Hóa về phía Tây 54 km.

Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội thông qua Nghị Quyết số 786/NQ – UBTV QH 14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo đó sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Xuân Cẩm vào Thị trấn Thường Xuân . Sau sáp nhập Thị trấn Thường Xuân có diện tích là 49,53km2, dân số là 9.584 người, mật độ dân số đạt 193,5 người/km2. Được hợp thành bởi 05 khu phố, 6 thôn.

+ Khu phố 1 được hình thành từ năm 1963, bắt đầu từ 40 hộ dân xã Phú Yên, huyện Thọ Xuân và 21 hộ dân thôn Dương Hòa, xã Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa, theo tiếng gọi của Đảng đi khai hoang vùng kinh tế mới đã đến đây khai hoang, lập làng xây dựng quê hương mới với tên gọi Hợp tác xã Ngọc Khánh và Hợp tác xã Dương Hòa thuộc xã Lương Ngọc, huyện Ngọc Lặc. Đến tháng 10 năm 1964, xã Lương Ngọc chuyển về huyện Thường Xuân và chia thành 02 xã Lương Sơn và Ngọc Phụng; đến năm 1965 thực hiện chủ trương xây dựng HTX có quy mô lớn nên Dương Hòa và Ngọc Khánh hợp nhất lấy tên là Hợp tác xã Hòa Lâm. Năm 1988, thị trấn Thường Xuân thành lập, một bộ phận dân cư kèm theo đất đai của thôn Hòa Lâm chuyển về thị trấn và đặt tên là thôn Ngọc Lâm nay là Khu phố 1 Thị trấn.

+ Khu phố 2 và Khu phố 3, trước đây là thôn Xuân Hưng và một phần của HTX Tân Long thuộc Xuân Dương, đến năm 1988 thị trấn được thành lập, thôn Xuân Hưng được tách làm thôn Đồng Lực nay (là khu phố 3) và Đồng Tâm nay (là khu phố 2).

+ Khu phố 4 (tên gọi từ năm 1990), trước kia là làng Tân Long được thành lập năm 1963, do dân cư 03 xã Xuân Trường, Xuân Yên, Phú Yên, huyện Thọ Xuân lên định cư phát triển vùng kinh tế mới theo chủ trương của Đảng, Nhà nước hợp lại mà thành nay là Khu phố 4.

+ Khu phố 5 trước đây có tên gọi là làng Hún (thôn Nông Vụ), làng được hình thành từ giữa thế kỷ thứ 18, thuộc tổng Bái Đô, huyện Lôi Dương. Đến năm 1988, Thị trấn Thường Xuân thành lập, một phần của làng Hún được cắt về Thị trấn và đổi tên thành thôn Quyết Thắng, nay là khu phố 5.

+ Thôn Xuân Minh:Tên nôm là làng Gắm (gọi theo tiếng Thái: Ban Cắm hoặc Bán Khăm). Các dòng họ khai đất lập làng gồm họ Lữ, Hà, Lương, Vi rồi đến họ Cầm. Hầu hết các dòng họ này đến từ huyện Bá Thước (Mường Ký, Mường Ổng), Lang Chánh. Theo năm tháng, dân cư tiếp tục đến lập nghiệp sinh sống mở mang đất đai lập thành bản làng. Lúc đầu gọi là bản Ba Trại, sau gọi là làng Gắm nay là Thôm Xuân Minh, Thị trấn Thường Xuân.

+ Thôn Trung Chính:Tên nôm tiếng Thái là làng Láu, trên trục đường tỉnh lộ 519B từ ngã ba Đồng Mới đi Cửa Đạt. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, làng Láu thuộc xã Đòn Sơn, tổng Bái Đô. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thuộc xã Lê Lai, đến năm 1947 là xã Xuân Dương, đến năm 1954 là xã Xuân Cẩm. Giai đoạn xây dựng hợp tác xã những năm 1960, làng Láu thành lập HTX gọi là HTX Trung Chính nay là Thôm Trung Chính, Thị trấn Thường Xuân.

+ Thôn Xuân Quang: Trước năm 1945 làng có tên là làng Cẩm Quan, tên tiếng Thái là Bản Quan. Thôn tiếp giáp xã Thọ Thanh. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, làng Cẩm Quan thuộc xã Đồn Sơn, tổng Bái Đô. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thuộc xã Lê Lai, đến năm 1947 là xã Xuân Dương, đến năm 1954 là xã Xuân Cẩm. Giai đoạn xây dựng hợp tác xã những năm 1960, làng Cẩm Quan thành lập HTX gọi là HTX Xuân Quang nay là thôn Xuân Quang, Thị trấn Thường Xuân.

+ Thôn Tiến Sơn 1 : Tên nôm là làng Đòn, người Thái gọi là Ban Toòn (tương truyền ngày xưa đường vào bản có một cây đa to ở ngay đền thờ Thần hoàng, dân bản phải chui qua cây đa đó để qua, tiếng Thái: toòn/chon = chui). Thôn trên trục đường tỉnh lộ 519B từ ngã ba Đồng Mới đi Cửa Đạt. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, làng Đòn thuộc xã Đòn Sơn, tổng Bái Đô. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 thuộc xã Lê Lai, đến năm 1947 là xã Xuân Dương, đến năm 1954 là xã Xuân Cẩm. Giai đoạn xây dựng hợp tác xã những năm 1960, làng Đòn thành lập 2 HTX là HTX Xuân Tiến và HTX Xuân Sơn, thời gian sau lại nhập thành HTX Xuân Sơn, đến năm 1967 đổi là HTX Tiến Sơn nay là thôn Tiến Sơn 1, Thị trấn Thường Xuân.

+ Thôn Tiến Sơn 2: Thôn nằm về phía Tây của Thị trấn, tiếp giáp với với công trình Thủy lợi - Thủy điện Cửa Đạt và xã Vạn Xuân, cũng trên trục đường tỉnh lộ 519B từ ngã ba Đồng Mới đi Cửa Đạt. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, thôn Tiến Sơn là một phần của xã Nhân Trầm, tổng Nhân Sơn và xã Trịnh Vạn, tổng Trịnh Vạn. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 là các xã Thanh Cao, Hiệp Tháp. Đến năm 1963, 02 xã Thanh Cao, Hiệp Tháp chia tách thành 6 xã, trong đó có xã Xuân Mỹ, thôn Tiến Sơn 2 thuộc xã Xuân Mỹ. Đến năm 2003, để xây dựng công trình Thủy lợi - Thủy điện Cửa Đạt, đã di dân 03 xã Xuân Liên, Xuân Khao, Xuân Mỹ, một bộ phận nhân dân làng Đặt, xã Xuân Mỹ (trước thuộc xã Thanh Cao) và nhân dân thôn Xuân Hợp (phố Cửa Đặt, trước thuộc xã Nhân Trầm) di chuyển xuống khu vực gần xã Xuân Cẩm lập làng mới và được sát nhập với thôn Tiến Sơn, xã Xuân Cẩm. Nay là Thôn Tiến Sơn 2, Thị trấn Thường Xuân.

+ Thôn Thanh Xuân: Nằm về phía Tây Nam của Thị trấn biệt lập với các thôn còn lại do bị sông Chu ngăn cách. Tên nôm của thôn là Bản Mạ (tiếng Thái), do các khu dân cư sinh sống ở cạnh và có hướng nhìn quay ra phía Thác Mạ trên sông Chu. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Bản Mạ thuộc xã Trịnh Vạn, châu Thường Xuân, sau cách mạng tháng 8 năm 1945 là xã Thanh Cao. Đến năm 1963, Thanh Cao tách thành 03 xã Vạn Xuân, Xuân Chinh, Xuân Lẹ và một phần của xã Xuân Mỹ, Bản Mạ thuộc xã Xuân Mỹ. Năm 1964, xã Xuân Cẩm được huyện Thọ Xuân bàn giao về cho huyện Thường Xuân, sau đó 01 năm, Bản Mạ được xã Xuân Mỹ bàn giao cho xã Xuân Cẩm. Nay là Thôn Thanh Xuân, Thị trấn Thường Xuân.