HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ 09/CT-UBND NGÀY 24/5/2012 CỦA CHỦ TỊCH UBND HUYỆN VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI.

Ngày 02/11/2022 14:29:50

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ 09/CT-UBND NGÀY 24/5/2012
CỦA CHỦ TỊCH UBND HUYỆN VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH
TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI.

Thực hiện Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2022 của UBND huyện Thường Xuân về việc tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 24/5/2012 của Chủ tịch UBND huyện về tăng cường thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Được sự nhất trí của Ban Thường vụ Đảng ủy-HĐND-UBND Thị trấn, chiều ngày 27/10/2022 tại hội trường UBND Thị trấn, UBND thị trấn Thường Xuân tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 24/5/2012 của Chủ tịch UBND huyện về tăng cường thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Về dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, ủy viên BTV huyện ủy-Giám đốc Công an huyện; Đồng chí Vi Ngọc Tuấn Ủy viên BCH-PCT.UBND huyện; Đồng chí Lê Hữu Giáp Phó trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện. Về phía UBND thị trấn có đồng chí Hoàng Sỹ Hùng BT-CT.UBND, cùng các đồng chí đại diện ĐU-HĐND-UBND-MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, các đồng chí cán bộ công chức, bán chuyên trách; Các đồng chí Bí thư chi bộ, Trưởng khu phố, trưởng ban công tác mặt trận 11 khu phố tham dự.

z3843375332744_cd91335bf677e1b464dba62e6b48e473.jpg

Đồng chí Hoàng Sỹ Hùng BT-CT.UBND khai mạc hội nghị. Trong 10 năm Từ năm 2012 đến nay, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 24/5/2012 của Chủ tịch UBND huyện về tăng cường thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, tình hình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có nhiều thuận lợi, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và Nhân dân trên địa bàn Thị trấn, các lễ hội, đám tang, đám cưới, được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước, nhưng không làm mất đi giá trị truyền thống của địa phương, dân tộc. Bên cạnh đó, các khu phố đã xây dựng hương ước của khu phố đã có tác động mạnh mẽ tới việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội trong việc cưới, việc tang và lễ hội Những chuyển biến cụ thể về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới ở địa phương. Kết quả đạt được về việc cưới. Đã thực hiện việc cưới theo đúng Luật hôn nhân và gia đình, thực hiện đúng theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch. Theo đó, việc đăng ký kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn được Bộ phận Tư pháp Thị trấn thực hiện tại UBND theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Việc tổ chức lễ cưới tại gia đình được đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán truyền thống của địa phương và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình; Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu được thực hiện theo đúng phong tục, tập quán, không phô trương hình thức, rườm rà, không nặng về đòi hỏi lễ vật. Hạn chế việc tổ chức đám cưới linh đình. Nhiều gia đình đã thực hành tiết kiệm sắp xếp tổ chức lễ ăn hỏi và đám cưới vào một ngày để giảm thiểu việc đi lại và tốn kém, nhưng vẫn đảm bảo tính nghiêm túc, lành mạnh, giữ được bản sắc dân tộc. Khách mời tham dự đám cưới chủ yếu là những người trong dòng tộc, họ hàng và bạn bè thân thiết. Trang trí lễ cưới giản dị, không rườm rà, phô trương, trang phục cô dâu chú rể đẹp, lịch sự, phù hợp với phong tục tập quán của địa phương và đảm bảo thuần phong mỹ tục. Tổng số đám cưới được tổ chức trong 10 năm(2012-2022) là 631 đám.Về việc tang Những chuyển biến cụ thể về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang. Trong những năm qua, việc triển khai quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang được các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện, đã làm chuyển biến cơ bản về nhận thức trong thực hành tiết kiệm, thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang. Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” UBND Thị trấn đã tích cực vận động các gia đình, dòng họ thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang theo tinh thần chỉ đạo tại các văn bản của Trung ương, của tỉnh, của huyện. Một số mô hình, điển hình mới về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang bước đầu đã phát huy hiệu quả, được dư luận nhân dân đồng tình ghi nhận và hưởng ứng. Trong việc tổ chức việc tang, không còn tình trạng để thi hài người chết quá lâu trong nhà. Hạn chế vòng hoa, bức trướng, hạn chế mở nhạc quá to, quá khuya. Các tuần tiết sau đám tang (3 ngày, 7 ngày, 49 ngày, 100 ngày) về cơ bản đã giảm hoặc tổ chức gọn nhẹ. Đặc biệt trong những năm gần đây đã có rất nhiều hộ gia đình thực hiện hóa táng thay cho địa táng.Tổng số đám tang trên địa bàn Thị trấn trong 10 năm (từ 2012 – 2022) là 558 đám. Trong đó, các đám tang thực hiện theo nếp sống văn hóa mới là 42 đám thực hiện hỏa táng.Về lễ hội, Hiện nay trên địa bàn toàn thị trấn có các lễ hội truyền thống như Tết Nguyên đán, Lễ hội Mừng cơm mới, Lễ hội gắn với di tích tín ngưỡng (Lễ dâng hương đầu năm tại Đền Cô Thác Mạ),...với tính chất, quy mô khác nhau. Trong 10 năm thực hiện chỉ thị, tổng lượng khách tham gia các lễ hội trên địa bàn thị trấn khoảng 86.000 lượt khách tham quan, dâng hương tín ngưỡng, du lịch,...Các Lễ hội truyền thống và văn hóa, du lịch tiếp tục được duy trì và tổ chức có nề nếp, tạo không khí phấn khởi trong nhân dân và phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Tại hội nghị đã có 6 ý kiến tham gia, trong đó có 3 tham luận của các khu phố. Đặc biệt là ý kiến phát biểu và chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, ủy viên BTV huyện ủy-Giám đốc Công an huyện đã biểu dương những kết quả của thị trấn trong 10 năm thực hiện chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 24/5/2012 của Chủ tịch UBND huyện về tăng cường thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong báo cáo cũng đã chỉ rõ một số hạn chế như: Một số cấp ủy, khu phố chưa thực sự quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, tích cực. Công tác tuyên truyền, phổ biến chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, liên tục, nên chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét. Công tác sơ kết, tổng kết và thi đua khen thưởng về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội chưa được cấp ủy, chính quyền, UBMTTQ, các đoàn thể quan tâm kịp thời nên chưa khuyến khích động viên được phong trào. Việc cưới: Vẫn còn tồn tại một số đám cưới làm rạp cưới lấn chiếm hành lang đường gây cản trở giao thông. Số đám cưới tổ chức tại nhà văn hóa, tổ chức tiệc trà thay tiệc mặn hoặc báo hỷ còn rất ít.Việc tang: Còn tập trung đốt vàng mã, rãi vàng mã, việc rắc tiền âm phủ, tiền giấy trên đường đưa tang tuy có giảm nhưng vẫn còn. Tổ chức việc hiếu ở 1 số hộ còn rườm rà với nhiều nghi lễ gây tốn kém và mất nhiều thời gian.
Để thực hiện tốt quy định trong việc cưới, việc tang và lễ hội trước hết cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, CNVCLĐ và toàn thể nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. UBND Thị trấn đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp chính trong công tác tuyên truyền thời gian tới như sau:
Một làTiếp thục tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 24/5/2012 của Chủ tịch UBND huyện về tăng cường thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 51/KL/TW ngày 22/ 7/2009 của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27/CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ chính trị ( Khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội
Hai làtiếp tục phối hợp chỉ đạo, thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", trong đó chú trọng nội dung “Xây dựng Làng văn hóa”; "Xây dựng gia đình văn hóa", "Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" và cuộc vận động "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, khu phố kiểu mẫu", Quy ước, Hương ước ở các làng, cơ quan văn hóa.
Ba làQuan tâm phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, Nhân dân gắn việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng. Nghiêm túc kiểm điểm, phê bình những cán bộ, Đảng viên, có biểu hiện tư lợi và lãng phí trong việc tổ chức cưới, việc tang và lễ hội.
Bốn làtăng cường phối hợp công tác kiểm tra, tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân có thành tích, khuyến khích mô hình với những cách thức mới tiến bộ trong việc cưới, việc tang và lễ hội nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Năm làphối hợp với chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, có kế hoạch phát huy các nguồn lực đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất dành cho hoạt động văn hóa, thể thao
Sáu là Cần kế thừa có chọn lọc phong tục, tập quán tốt đẹp của Dân tộc, địa phương, cộng đồng dân cư; rà soát ; làm rõ các nội dung cần bảo tồn, những nội dung cần được cải tiến cho phù hợp, những nội dung không còn phù hợp cần được loại bỏ. Trên cơ sở đó, từng bước nghiên cứu, hình thành một số nội dung, hình thức mới tiến bộ, phù hợp với sắc thái của từng địa phương để chỉ thị của Đảng, các Quyết định của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận trong xã hội đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân.

Người thực hiện: Trần Thị Lan-CC.VHXH

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ 09/CT-UBND NGÀY 24/5/2012 CỦA CHỦ TỊCH UBND HUYỆN VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI.

Đăng lúc: 02/11/2022 14:29:50 (GMT+7)

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ 09/CT-UBND NGÀY 24/5/2012
CỦA CHỦ TỊCH UBND HUYỆN VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH
TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI.

Thực hiện Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2022 của UBND huyện Thường Xuân về việc tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 24/5/2012 của Chủ tịch UBND huyện về tăng cường thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Được sự nhất trí của Ban Thường vụ Đảng ủy-HĐND-UBND Thị trấn, chiều ngày 27/10/2022 tại hội trường UBND Thị trấn, UBND thị trấn Thường Xuân tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 24/5/2012 của Chủ tịch UBND huyện về tăng cường thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Về dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, ủy viên BTV huyện ủy-Giám đốc Công an huyện; Đồng chí Vi Ngọc Tuấn Ủy viên BCH-PCT.UBND huyện; Đồng chí Lê Hữu Giáp Phó trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện. Về phía UBND thị trấn có đồng chí Hoàng Sỹ Hùng BT-CT.UBND, cùng các đồng chí đại diện ĐU-HĐND-UBND-MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, các đồng chí cán bộ công chức, bán chuyên trách; Các đồng chí Bí thư chi bộ, Trưởng khu phố, trưởng ban công tác mặt trận 11 khu phố tham dự.

z3843375332744_cd91335bf677e1b464dba62e6b48e473.jpg

Đồng chí Hoàng Sỹ Hùng BT-CT.UBND khai mạc hội nghị. Trong 10 năm Từ năm 2012 đến nay, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 24/5/2012 của Chủ tịch UBND huyện về tăng cường thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, tình hình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội có nhiều thuận lợi, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và Nhân dân trên địa bàn Thị trấn, các lễ hội, đám tang, đám cưới, được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước, nhưng không làm mất đi giá trị truyền thống của địa phương, dân tộc. Bên cạnh đó, các khu phố đã xây dựng hương ước của khu phố đã có tác động mạnh mẽ tới việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội trong việc cưới, việc tang và lễ hội Những chuyển biến cụ thể về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới ở địa phương. Kết quả đạt được về việc cưới. Đã thực hiện việc cưới theo đúng Luật hôn nhân và gia đình, thực hiện đúng theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch. Theo đó, việc đăng ký kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn được Bộ phận Tư pháp Thị trấn thực hiện tại UBND theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Việc tổ chức lễ cưới tại gia đình được đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán truyền thống của địa phương và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình; Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu được thực hiện theo đúng phong tục, tập quán, không phô trương hình thức, rườm rà, không nặng về đòi hỏi lễ vật. Hạn chế việc tổ chức đám cưới linh đình. Nhiều gia đình đã thực hành tiết kiệm sắp xếp tổ chức lễ ăn hỏi và đám cưới vào một ngày để giảm thiểu việc đi lại và tốn kém, nhưng vẫn đảm bảo tính nghiêm túc, lành mạnh, giữ được bản sắc dân tộc. Khách mời tham dự đám cưới chủ yếu là những người trong dòng tộc, họ hàng và bạn bè thân thiết. Trang trí lễ cưới giản dị, không rườm rà, phô trương, trang phục cô dâu chú rể đẹp, lịch sự, phù hợp với phong tục tập quán của địa phương và đảm bảo thuần phong mỹ tục. Tổng số đám cưới được tổ chức trong 10 năm(2012-2022) là 631 đám.Về việc tang Những chuyển biến cụ thể về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang. Trong những năm qua, việc triển khai quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang được các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện, đã làm chuyển biến cơ bản về nhận thức trong thực hành tiết kiệm, thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang. Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” UBND Thị trấn đã tích cực vận động các gia đình, dòng họ thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang theo tinh thần chỉ đạo tại các văn bản của Trung ương, của tỉnh, của huyện. Một số mô hình, điển hình mới về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang bước đầu đã phát huy hiệu quả, được dư luận nhân dân đồng tình ghi nhận và hưởng ứng. Trong việc tổ chức việc tang, không còn tình trạng để thi hài người chết quá lâu trong nhà. Hạn chế vòng hoa, bức trướng, hạn chế mở nhạc quá to, quá khuya. Các tuần tiết sau đám tang (3 ngày, 7 ngày, 49 ngày, 100 ngày) về cơ bản đã giảm hoặc tổ chức gọn nhẹ. Đặc biệt trong những năm gần đây đã có rất nhiều hộ gia đình thực hiện hóa táng thay cho địa táng.Tổng số đám tang trên địa bàn Thị trấn trong 10 năm (từ 2012 – 2022) là 558 đám. Trong đó, các đám tang thực hiện theo nếp sống văn hóa mới là 42 đám thực hiện hỏa táng.Về lễ hội, Hiện nay trên địa bàn toàn thị trấn có các lễ hội truyền thống như Tết Nguyên đán, Lễ hội Mừng cơm mới, Lễ hội gắn với di tích tín ngưỡng (Lễ dâng hương đầu năm tại Đền Cô Thác Mạ),...với tính chất, quy mô khác nhau. Trong 10 năm thực hiện chỉ thị, tổng lượng khách tham gia các lễ hội trên địa bàn thị trấn khoảng 86.000 lượt khách tham quan, dâng hương tín ngưỡng, du lịch,...Các Lễ hội truyền thống và văn hóa, du lịch tiếp tục được duy trì và tổ chức có nề nếp, tạo không khí phấn khởi trong nhân dân và phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Tại hội nghị đã có 6 ý kiến tham gia, trong đó có 3 tham luận của các khu phố. Đặc biệt là ý kiến phát biểu và chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, ủy viên BTV huyện ủy-Giám đốc Công an huyện đã biểu dương những kết quả của thị trấn trong 10 năm thực hiện chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 24/5/2012 của Chủ tịch UBND huyện về tăng cường thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong báo cáo cũng đã chỉ rõ một số hạn chế như: Một số cấp ủy, khu phố chưa thực sự quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, tích cực. Công tác tuyên truyền, phổ biến chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, liên tục, nên chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét. Công tác sơ kết, tổng kết và thi đua khen thưởng về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội chưa được cấp ủy, chính quyền, UBMTTQ, các đoàn thể quan tâm kịp thời nên chưa khuyến khích động viên được phong trào. Việc cưới: Vẫn còn tồn tại một số đám cưới làm rạp cưới lấn chiếm hành lang đường gây cản trở giao thông. Số đám cưới tổ chức tại nhà văn hóa, tổ chức tiệc trà thay tiệc mặn hoặc báo hỷ còn rất ít.Việc tang: Còn tập trung đốt vàng mã, rãi vàng mã, việc rắc tiền âm phủ, tiền giấy trên đường đưa tang tuy có giảm nhưng vẫn còn. Tổ chức việc hiếu ở 1 số hộ còn rườm rà với nhiều nghi lễ gây tốn kém và mất nhiều thời gian.
Để thực hiện tốt quy định trong việc cưới, việc tang và lễ hội trước hết cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, CNVCLĐ và toàn thể nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. UBND Thị trấn đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp chính trong công tác tuyên truyền thời gian tới như sau:
Một làTiếp thục tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 24/5/2012 của Chủ tịch UBND huyện về tăng cường thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 51/KL/TW ngày 22/ 7/2009 của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27/CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ chính trị ( Khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội
Hai làtiếp tục phối hợp chỉ đạo, thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", trong đó chú trọng nội dung “Xây dựng Làng văn hóa”; "Xây dựng gia đình văn hóa", "Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" và cuộc vận động "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, khu phố kiểu mẫu", Quy ước, Hương ước ở các làng, cơ quan văn hóa.
Ba làQuan tâm phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, Nhân dân gắn việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng. Nghiêm túc kiểm điểm, phê bình những cán bộ, Đảng viên, có biểu hiện tư lợi và lãng phí trong việc tổ chức cưới, việc tang và lễ hội.
Bốn làtăng cường phối hợp công tác kiểm tra, tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân có thành tích, khuyến khích mô hình với những cách thức mới tiến bộ trong việc cưới, việc tang và lễ hội nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Năm làphối hợp với chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, có kế hoạch phát huy các nguồn lực đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất dành cho hoạt động văn hóa, thể thao
Sáu là Cần kế thừa có chọn lọc phong tục, tập quán tốt đẹp của Dân tộc, địa phương, cộng đồng dân cư; rà soát ; làm rõ các nội dung cần bảo tồn, những nội dung cần được cải tiến cho phù hợp, những nội dung không còn phù hợp cần được loại bỏ. Trên cơ sở đó, từng bước nghiên cứu, hình thành một số nội dung, hình thức mới tiến bộ, phù hợp với sắc thái của từng địa phương để chỉ thị của Đảng, các Quyết định của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận trong xã hội đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân.

Người thực hiện: Trần Thị Lan-CC.VHXH

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)