Kế hoạch Triển khai các mô hình của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" trên địa bàn thị trấn Thường Xuân năm 2024

Ngày 28/03/2024 16:20:06

Để cụ thể hóa nội dung, lộ trình của Đề án 06; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch của Chính phủ, Tổ công tác Đề án 06/CP để tiếp tục triển khai thực hiện phù hợp với tình hình chính trị, xã hội, kinh tế của địa phương. UBND Thị trấn Thường Xuân đã xây dựng Kế hoạch Triển khai các hình của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" trên địa bàn thị trấn Thường Xuân năm 2024

Năm 2024, với mục tiêu tổng quát là Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức và tạo sự lan tỏa đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng Đề án 06; phát huy tinh thần đoàn kết, chung tay, chung sức, phấn đấu hoàn thành 100% các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm 2024; tạo tiền đề tiếp tục triển khai, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu Đề án 06 của Chính phủ các năm tiếp theo trên địa bàn.


z5288539400625_bba47f43faed04ddee51c9986bdd47bc.jpg


Mục tiêu cụ thể nhằm phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của UBND Thị trấn và các đơn vị đóng trên địa bàn Thị trấn; 100% hồ sơ công việc của Thị trấn được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% văn bản đi được ký số. 100% cán bộ, công chức xã được cấp chứng thư số và thực hiện ký văn bản điện tử theo quy định. Lãnh đạo xã được triển khai ứng dụng ký số qua điện thoại để thuận tiện trong việc xử lý văn bản; 100% thủ tục hành chính cấp xã được tiếp nhận và giải quyết trên hệ thống một cửa điện tử; 100% cán bộ, công chức thuộc bộ phận một cửa được cấp đầy đủ tài khoản trên hệ thống cũng như sử dụng hệ thống một cách thường xuyên; 100% cán bộ chuyên môn UBND thực hiện số hóa, xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm, tư pháp, tạo nền tảng phát triển chính quyền số của Thị trấn; từng bước mở dữ liệu của UBND Thị trấn để cung cấp dịch vụ công kịp thời, phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.; Trên 50% kết quả giải quyết TTHC được số hóa kết quả vào Kho số dữ liệu kết quả hồ sơ TTHC.

Trong phát triển kinh tế số với mục tiêu đề ra sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn được đưa thông tin lên sàn giao dịch thương mại điện tử; 100% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nền tảng quốc gia miễn phí hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đối số phục vụ quản trị doanh nghiệp (các giải pháp nền tảng số Quản trị bản hàng, quản lý kho, quản lý tài chính...) do trung ương triển khai; 100% doanh nghiệp thực hiện khai báo thuế trên nền tảng số của cơ quan quản lý thuế và thanh toán các khoản thuế phát sinh qua nên tảng thanh toán trực tuyến.

Về Phát triển xã hội số: Đẩy mạnh việc tuyên truyền và triển khai các ứng dụng, dịch vụ thanh toán điện tử, thanh toán không tiền mặt, mobile money; Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh thực hiện cài đặt và sử dụng các ứng dụng tương tác với chính quyền điện tử đạt tỷ lệ cao; 100% các trường trên địa bàn xã từ cấp tiểu học trở lên triển khai các nền tảng số phục vụ công tác quản lý, dạy và học trực tuyến phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; sử dụng các ứng dụng về giáo dục như: Sổ liên lạc điện tử, tin nhắn SMS, nộp học phí qua mạng, v.v.v... Người dân được cài đặt đầy đủ các ứng dụng phục vụ chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh như ứng dụng sổ sức khoẻ điện tử, PC-Covid, tạo mã QR cho cá nhân, tổ chức; 50% người dân trên địa bàn Thị trấn tiếp cận nền tảng số dữ liệu công dân về quản lý định danh, tiêm chủng, BHYT, BHXH... thuộc nền tảng số quốc gia hoặc do Bộ ngành, cơ quan chuyên trách trung ương triển khai.

Để đạt được các mục tiêu trên, UBND Thị trấn Thường Xuân đã đề ra các giải pháp đó là:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của đảng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. Nâng cấp hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin để triển khai tập trung đồng bộ các ứng dụng; Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc phát triển chính quyền số, xã hội số, kinh tế số; Xác định người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, địa bàn mình phụ trách; lấy kết quả thực hiện chuyển đổi số để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trên địa bàn Thị trấn nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển Chính quyền điện tử nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc xây dựng Chính quyền điện tử, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thị trấn

3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về CNTT để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. Trong đó, ưu tiên đào tạo bồi dưỡng, tập huấn, về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tạo sự thống nhất trong triển khai thực hiện chuyển đổi số. Cử cán bộ, công chức trong cơ quan tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao về các công nghệ mới, kiến thức chuyển đổi số, phương thức xây dựng các hệ thống thông tin trong chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin, phổ cập kỹ năng số cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn xã; hỗ trợ khai thác nền tảng số cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và phục vụ quảng bá, giao dịch trao đổi sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.

4. Huy động các nguồn lực cho đầu tư hạ tầng số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp viễn thông đầu tư phát triển hạ tầng băng thông rộng cố định, nâng cấp hạ tầng mạng di động 4G, phát triển hạ tầng mạng di động 5G; khuyến khích các doanh nghiệp CNTT có đủ năng lực tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng, triển khai những ứng dụng dịch vụ, nền tảng, giải pháp công nghệ mới để chuyển đổi số đối với các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Lê Tình Công chức Văn phòng UBND

Kế hoạch Triển khai các mô hình của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" trên địa bàn thị trấn Thường Xuân năm 2024

Đăng lúc: 28/03/2024 16:20:06 (GMT+7)

Để cụ thể hóa nội dung, lộ trình của Đề án 06; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch của Chính phủ, Tổ công tác Đề án 06/CP để tiếp tục triển khai thực hiện phù hợp với tình hình chính trị, xã hội, kinh tế của địa phương. UBND Thị trấn Thường Xuân đã xây dựng Kế hoạch Triển khai các hình của Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" trên địa bàn thị trấn Thường Xuân năm 2024

Năm 2024, với mục tiêu tổng quát là Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức và tạo sự lan tỏa đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng Đề án 06; phát huy tinh thần đoàn kết, chung tay, chung sức, phấn đấu hoàn thành 100% các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm 2024; tạo tiền đề tiếp tục triển khai, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu Đề án 06 của Chính phủ các năm tiếp theo trên địa bàn.


z5288539400625_bba47f43faed04ddee51c9986bdd47bc.jpg


Mục tiêu cụ thể nhằm phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của UBND Thị trấn và các đơn vị đóng trên địa bàn Thị trấn; 100% hồ sơ công việc của Thị trấn được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% văn bản đi được ký số. 100% cán bộ, công chức xã được cấp chứng thư số và thực hiện ký văn bản điện tử theo quy định. Lãnh đạo xã được triển khai ứng dụng ký số qua điện thoại để thuận tiện trong việc xử lý văn bản; 100% thủ tục hành chính cấp xã được tiếp nhận và giải quyết trên hệ thống một cửa điện tử; 100% cán bộ, công chức thuộc bộ phận một cửa được cấp đầy đủ tài khoản trên hệ thống cũng như sử dụng hệ thống một cách thường xuyên; 100% cán bộ chuyên môn UBND thực hiện số hóa, xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm, tư pháp, tạo nền tảng phát triển chính quyền số của Thị trấn; từng bước mở dữ liệu của UBND Thị trấn để cung cấp dịch vụ công kịp thời, phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.; Trên 50% kết quả giải quyết TTHC được số hóa kết quả vào Kho số dữ liệu kết quả hồ sơ TTHC.

Trong phát triển kinh tế số với mục tiêu đề ra sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn được đưa thông tin lên sàn giao dịch thương mại điện tử; 100% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nền tảng quốc gia miễn phí hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đối số phục vụ quản trị doanh nghiệp (các giải pháp nền tảng số Quản trị bản hàng, quản lý kho, quản lý tài chính...) do trung ương triển khai; 100% doanh nghiệp thực hiện khai báo thuế trên nền tảng số của cơ quan quản lý thuế và thanh toán các khoản thuế phát sinh qua nên tảng thanh toán trực tuyến.

Về Phát triển xã hội số: Đẩy mạnh việc tuyên truyền và triển khai các ứng dụng, dịch vụ thanh toán điện tử, thanh toán không tiền mặt, mobile money; Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh thực hiện cài đặt và sử dụng các ứng dụng tương tác với chính quyền điện tử đạt tỷ lệ cao; 100% các trường trên địa bàn xã từ cấp tiểu học trở lên triển khai các nền tảng số phục vụ công tác quản lý, dạy và học trực tuyến phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; sử dụng các ứng dụng về giáo dục như: Sổ liên lạc điện tử, tin nhắn SMS, nộp học phí qua mạng, v.v.v... Người dân được cài đặt đầy đủ các ứng dụng phục vụ chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh như ứng dụng sổ sức khoẻ điện tử, PC-Covid, tạo mã QR cho cá nhân, tổ chức; 50% người dân trên địa bàn Thị trấn tiếp cận nền tảng số dữ liệu công dân về quản lý định danh, tiêm chủng, BHYT, BHXH... thuộc nền tảng số quốc gia hoặc do Bộ ngành, cơ quan chuyên trách trung ương triển khai.

Để đạt được các mục tiêu trên, UBND Thị trấn Thường Xuân đã đề ra các giải pháp đó là:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của đảng và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. Nâng cấp hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin để triển khai tập trung đồng bộ các ứng dụng; Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc phát triển chính quyền số, xã hội số, kinh tế số; Xác định người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, địa bàn mình phụ trách; lấy kết quả thực hiện chuyển đổi số để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trên địa bàn Thị trấn nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển Chính quyền điện tử nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc xây dựng Chính quyền điện tử, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thị trấn

3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về CNTT để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. Trong đó, ưu tiên đào tạo bồi dưỡng, tập huấn, về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tạo sự thống nhất trong triển khai thực hiện chuyển đổi số. Cử cán bộ, công chức trong cơ quan tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao về các công nghệ mới, kiến thức chuyển đổi số, phương thức xây dựng các hệ thống thông tin trong chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin, phổ cập kỹ năng số cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn xã; hỗ trợ khai thác nền tảng số cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và phục vụ quảng bá, giao dịch trao đổi sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.

4. Huy động các nguồn lực cho đầu tư hạ tầng số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp viễn thông đầu tư phát triển hạ tầng băng thông rộng cố định, nâng cấp hạ tầng mạng di động 4G, phát triển hạ tầng mạng di động 5G; khuyến khích các doanh nghiệp CNTT có đủ năng lực tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng, triển khai những ứng dụng dịch vụ, nền tảng, giải pháp công nghệ mới để chuyển đổi số đối với các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Lê Tình Công chức Văn phòng UBND